Chuyện tình đẹp của đôi vợ chồng tật nguyền bán vé số
(13:46:33 PM 22/03/2012)Anh là Triệu Sinh Hùng, chị là Đặng Thị Vân, cùng sinh năm 1984, hiện trú tại đường Trần Cao Vân, TP Đà Nẵng. Anh quê ở tỉnh Hà Tây cũ, bị mù từ lúc mới lên 2. Chị quê ở Phú Thọ, liệt hai chân bẩm sinh. Dù không cùng quê nhưng anh chị đã gặp nhau như một duyên số, cũng "nhờ" vào sự tật nguyền của mình.
Hàng ngày, vợ chồng anh Hùng cùng nhau đi bán vé số dạo
Chị kể nhà có 4 anh chị em nhưng chỉ có chị bị tật. Năm 20 tuổi, chị được gia đình đưa vào Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nhân đạo (Hà Nội). Còn anh mắt bị mờ dần từ lúc lên 2 nhưng vì nhà nghèo, không có điều kiện đi khám chữa nên mù hẳn. Năm 23 tuổi, anh cũng được đưa vào Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nhân đạo. Đó chính là điểm hẹn duyên số giúp anh chị nên duyên vợ chồng.
Bị teo hai chân, chị Vân được đưa vào đội thêu. Còn anh Hùng ở đội văn nghệ. Một thời gian sau chị Vân được chuyển qua đội văn nghệ, hai người đi hát cùng nhau, rồi thân nhau, yêu nhau lúc nào không biết. Hỏi vì sao yêu anh, chị Vân nói vì cảm động trước sự nhiệt tình của anh: “Hồi đó nhờ cái gì anh cũng rất nhiệt tình, lại còn hay cõng tôi nữa chứ”.
Đến với nhau bằng sự đồng cảm và tấm lòng chân thành nhưng anh chị gặp phải không ít khó khăn. Ngày anh chị dắt nhau về ra mắt gia đình, hai bên cùng phản đối kịch liệt. Các cụ bảo: “Đứa què lấy đứa mù lấy gì mà ăn”, rồi “Bố mẹ bị tật sinh con ra cũng bị tật. Tội nó”. Không bỏ cuộc, anh chị ra sức thuyết phục cha mẹ. Không thể ngăn cản, các cụ đành đồng ý.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng họ luôn thấy hạnh phúc
Nhớ lại những ngày tháng yêu nhau, chị Vân bảo đó là những ngày tháng buồn nhiều hơn vui bởi sự phản đối kịch liệt của người lớn. Nhưng cuối cùng lễ cưới của đôi vợ chồng Hùng – Vân cũng diễn ra với sự chứng kiến của đầy đủ bà con hai họ. Ai cũng chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ có một cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Rồi tình yêu của anh chị cũng đến ngày đơm hoa kết trái. Chị Vân sinh con gái đầu lòng, xinh xắn, hoàn toàn khỏe mạnh, là nguồn sống bất tận của cả gia đình.
Thấy cuộc sống ở quê khó khăn, hai vợ chồng chị quyết định khăn gói vào TP Đà Nẵng bán vé số. Hàng ngày, mỗi sáng sớm, sau khi đưa con đến trường, hai vợ chồng lại cùng nhau ngồi trên chiếc xe dành riêng cho người tàn tật để đi bán vé số. Chị liệt chân nhưng còn đôi mắt, chị là ánh sáng cho anh. Anh không thấy đường nhưng có đôi chân vững chắc và sức khỏe dẻo dai, anh là cánh tay, là đôi chân của chị. Chị điều khiển xe chở anh ngồi sau tới nơi bán vé, rồi anh bế chị vào trong đi mời khách. Cứ như vậy, mỗi ngày hai vợ chồng chị cũng kiếm được khoảng 100 ngàn đồng, tạm đủ lo cho con gái bé bỏng.
Cuộc sống vất vả nhưng bình yên, tràn ngập hạnh phúc. Hiện anh chị và con gái đang sống trong một phòng trọ nhỏ trên đường Trần Cao Vân, TP Đà Nẵng. Anh chị chia sẻ, dù mới vào đây nhưng đã thấy rất gắn bó với thành phố này. Anh chị là người tật nguyền, sống ở thành phố yên bình này cảm thấy yên tâm vì không sợ bị kẻ xấu "bắt nạt".
Với họ, cuộc sống phía trước còn dài và nhiều chông gai, nhưng mỗi ngày được thấy con khôn lớn, tung tăng tới trường (cháu đang học lớp 1), mỗi ngày được hỗ trợ nhau mưu sinh, kiếm sống bằng chính sức lực của mình, ấy là một ngày vui. Một niềm vui giản dị!
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)