Sống xanh » Giao thông xanh
Hai cây cầu mơ ước
(10:08:53 AM 22/01/2014)Xe lu trải những mét nhựa cuối cùng trên mặt cầu Cái Bé trước ngày thông xe - Ảnh: K.Nam
Tắc Cậu là tên con rạch đường thủy nối tắt từ sông Cái Bé qua sông Cái Lớn, giữa một bên là vùng Châu Thành, Rạch Giá trù phú với một bên là vùng Miệt Thứ, U Minh Thượng một thời khỉ ho cò gáy.
Bà Nguyễn Thị Diệp - hậu duệ đời thứ tư trong gia đình có tới năm thế hệ làm nghề đưa đò trên bến Tắc Cậu - cho biết mới lên 8 tuổi bà đã nối nghiệp nhà đưa khách sang sông. Theo lời bà Diệp, bà con vùng “Miệt Thứ” (tên người dân quen gọi các huyện vùng bán đảo Cà Mau, nay là vùng U Minh Thượng) muốn ra chợ Tắc Cậu hoặc chợ Minh Lương (huyện Châu Thành), hay xa hơn như chợ Rạch Sỏi, chợ Rạch Giá (TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) thì phải đi xuồng tới gần căn cứ hải quân chế độ cũ (nay là Hải đoàn biên phòng 28) rồi dừng lại đi đò dọc qua bên Tắc Cậu mới có xe đò đi tiếp.
Còn ông Nguyễn Hoàng Hải, giám đốc Xí nghiệp phà Tắc Cậu - Xẻo Rô, cho biết thêm năm 1984 tỉnh quyết định thành lập bến phà Tắc Cậu để vận chuyển người và phương tiện vượt sông an toàn.
Ông Trần Hoàng Mẫm - phó bí thư Huyện ủy An Biên - khẳng định hai cây cầu vượt sông Cái Bé và Cái Lớn là ước mơ bao đời nay của bà con. “Chưa tính tới chuyện mở rộng cả tuyến quốc lộ 63, chỉ riêng việc có hai cây cầu sẽ đánh thức tiềm năng to lớn của cả vùng U Minh Thượng chứ không riêng gì huyện An Biên” - ông Mẫm nói.
Ông Lê Minh Hoàng, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Kiên Giang, lạc quan bày tỏ hi vọng sớm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh du lịch sinh thái của vùng U Minh Thượng, nhất là du lịch sinh thái dưới tán rừng nguyên sinh ngập nước nhờ hai cây cầu này. “Giao thông thuận tiện thì chắc chắn du khách trong nước và quốc tế sẽ tìm tới một trong những địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long : rừng ngập mặn U Minh Thượng” - ông Hoàng nói.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng - giám đốc Sở GTVT Kiên Giang, hiện tại Xí nghiệp phà Xẻo Rô - Tắc Cậu có tổng cộng 127 cán bộ, nhân viên. Dự kiến sau khi giải thể, sở chỉ có thể tiếp nhận bốn cán bộ lãnh đạo, quản lý bến phà. Hạt quản lý, duy tu cầu đường sắp thành lập cũng chỉ có thể tiếp nhận khoảng 30 người nữa. Số nhân viên còn lại đều phải cho nghỉ chính sách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
-
Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
-
Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
-
Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
-
Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
-
Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
-
Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
-
Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
-
Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
.jpg)