Giao lưu trực tuyến
Thật buồn khi Giám đốc Sở vẫn còn chim! 
(10:44:23 AM 01/03/2016)
Hội thi chim chào mào của thành phố Tam Kỳ năm 2015. Ảnh: Báo Đất Việt
Tò mò, bất ngờ – đó là những trạng thái phổ biến nhất của độc giả khi đọc được thông tin về vụ mất trộm chim đầy “kịch tính” của vị Giám đốc Sở.
Bởi vì với thực trạng xã hội ở Việt Nam, chuyện mất thú cưng hay vật nuôi là chuyện bình thường như cân đường hộp sữa.
Từ xa xưa, các cụ hay có thói “đói quá trộm gà” . Nhiều mẩu truyện dân gian nổi tiếng như “Phân xử tài tình” hay những bài chửi mất gà đã là chứng cớ xác đáng cho những sự việc trên.
Cho đến thời hiện đại, người ta không còn lấy gà làm chuẩn mực cho “vật nuôi có giá” nữa mà thay vào đó là con chó, mèo. Nhiều thanh niên đã xây dựng nên cả một cơ “nghiệp” lớn cũng nhờ việc trộm chó, trộm mèo.
Chẳng những vậy, những vật nuôi có giá trị hơn như trâu, bò, dê còn u mê, lú lẫn đến mức đi nhầm từ hộ nghèo sang “hộ quan” mà người ta cũng coi đó là chuyện tất lẽ dĩ ngẫu!
Vậy thì vụ án Giám đốc Sở mất chim so với hàng ngàn vụ trộm khác thì cũng chỉ “nhạt” như hạt muối bỏ bể. Vậy mà các mặt báo thì xôn xao, người người thì hào hứng... Đúng là Ôi thật bất ngờ!
Tuy nhiên, riêng cá nhân tôi, sau khi biết được vị giám đốc đó vẫn còn chim, tôi lại buồn ghê gớm!
Nhiều người buồn vì cảm thấy “bất công” cho hai tên trộm khi chúng lại nổi (tai) tiếng nhờ chim của vị Giám đốc. Trong khi đó, bao tên trộm chó, trộm mèo với “án tích” khủng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và hô vang khẩu hiệu: “Chẳng sợ gì, chỉ sợ (luật) rừng!”
Nhưng tôi không buồn nỗi buồn đấy, nỗi buồn của tôi nhỏ bé hơn và ích kỷ hơn. Nhiều người đánh giá rằng ông là người có đam mê với chim cảnh.
Mà các bạn biết đấy, để theo đuổi và chăm chút cho “đam mê” của mình, cần đầu tư rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Việc nuôi được một con chim đã là khó nhưng để tỉa tót, huấn luyện nó trở thành một con chim đẹp, có tiếng hót hay, nhảy giỏi, chuyền cành giỏi, xoè cánh đẹp... thì còn khó hơn gấp vạn lần!
Vậy mà vừa qua, chim của vị Giám đốc đó đã đạt giải khuyến khích Tiếng hát chim chào mào năm 2015 thì tôi mới thấy chắc chắn ông ấy phải mất thời gian chăm chút cho con chim của mình lắm! Mà ông đã dành nhiều thời gian cho chim thì sao ông có thể toàn tâm toàn ý đến công việc của mình nữa!
Thế nên, buồn làm sao khi Giám đốc Sở vẫn còn chim!
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)