Giao lưu trực tuyến
Phố Sài Gòn ngập đến yên xe, báo cáo nói "ngập sâu nhất 50cm" 
(20:33:59 PM 16/09/2015)
Ông Đỗ Tấn Long trả lời về các giải pháp chống ngập sáng 16-9. Ảnh: T.Thanh
Ông Đỗ Tấn Long, Trưởng phòng quản lý thoát nước, Trung tâm Chống ngập cho biết, trận mưa chiều qua lớn nhất từ năm 2008 đến nay. “Mưa rải đều khắp TP, kéo dài khoảng 2 giờ. Có nơi vũ lượng mưa đo được lên đến 142 mm. Thời điểm mưa triều cường lại dâng cao 1,4 m nên gây ngập nhiều khu vực”, ông Long, cho biết thêm.
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên báo đài, tại sao trên thực tế nhiều nơi nước ngập cả mét, xe máy lẫn ô tô đều không thể lưu thông được nhưng theo báo cáo thì nơi ngập nhất chỉ 50 cm. Ông Long giải thích: “Cách đo mực nước ngập là đo ở phạm vị ¼ đường để lấy con số trung bình chứ không phải chỉ đo chỗ ngập sâu nhất. Còn trên thực tế, thì có chỗ ngập sâu chỗ ngập cạn”.
Cũng theo ông Long, trận mưa lớn chiều qua lượng mưa đã vượt rất xa công suất thiết kế của hệ thống cống thoát nước trên địa bàn TP. “Cụ thể, cống thoát nước lớn nhất hiện nay ở TP.HCM chỉ được thiết kế tương ứng với vũ lượng mưa 85,36 mm và đỉnh triều 1,32 m. Do biến đổi khi hậu nên đỉnh triều hiện nay ở TP thường xuyên đạt đỉnh 1,68 m trong khi đó TP có đến 63% diện tích có cốt nền thấp hơn 1,5m”, ông Long lý giải thêm.
Được biết, 66 điểm ngập nêu trên chỉ mới là con số thống kê ngập đường phố chứ chưa tính đến các điểm ngập trong hẻm hoặc khu dân cư.
Báo cáo 66 điểm ngập do mưa chiếu 15-9. Ảnh: T.Thanh
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)