Giao lưu trực tuyến
Bí thư Thành ủy TP HCM xót xa khi dân chưa có nước sạch
(16:22:07 PM 02/07/2015)Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải đã phát biểu như vậy tại phiên bế mạc hội nghị Thành ủy lần thứ 24, vào sáng 2-7.
Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải xót xa khi dân chưa có nước sạch. Ảnh: Hoàng Triều
Ông Hải nhấn mạnh: “Dứt khoát là phải lo nước sạch cho dân, đây là quan điểm nhất quán của lãnh đạo thành phố. Sau 40 năm đất nước thống nhất mà lãnh đạo thành phố chưa lo được nước sạch cho người dân của mình thì xót xa lắm, mà đây là những người dân ở vùng căn cứ kháng chiến, những người hy sinh biết bao xương máu như đất thép Củ Chi”.
Theo Bí thư Thành ủy, không cần bàn nữa mà phải làm ngay. “Chúng ta cần sử dụng nước hàng giờ, hàng phút nên anh phải đặt mình vào trong cuộc sống ngày này qua tháng kia uống nước không hợp vệ sinh thì rất xót xa, bức xúc lắm. Chưa kể nước không sạch sẽ sinh ra nhiều bệnh tật, kể cả ảnh hưởng đến thế hệ con cháu” – ông Hải nói. Chính vì vậy, ông Hải chỉ đạo năm nay dứt khoát phải thực hiện việc cung cấp nước sạch cho người dân. Cả hệ thống chính trị phải làm, phân công rõ ràng, có giải pháp, lo nguồn vốn thực hiện khi đã đầu tư khoảng 8.000 – 9.000 tỉ đồng.
Nghe báo cáo về khó khăn trong công tác đặt bồn chứa nước, ông Hải truy vấn: “Tại sao một năm có thể giải phóng mặt bằng hàng trăm ha đất, hàng ngàn hộ dân để phát triển hạ tầng mà giờ giải phóng mặt bằng mấy trăm mét vuông để đặt bồn mà các đồng chí kêu khó, không làm được là sao?”. Ông Hải cũng yêu cầu chuyện lắp bồn phải tính rất cụ thể, làm phải công khai minh bạch, chứ đừng biện minh cấp bách mà không tổ chức đấu thầu; đừng để mục tiêu cao cả, chính đáng này có sai trái, tiêu cực.
Trước ý kiến việc cung cấp nước sạch để cho nhà nước lo, không cần xã hội hóa, ông Hải khẳng định không cho xã hội hóa là hoàn toàn sai. “Cái gì mà dân, doanh nghiệp làm được thì để dân, doanh nghiệp làm, còn cái gì mà dân và doanh nghiệp không làm được thì nhà nước phải làm. Phải xã hội hóa để có tính cạnh tranh, phục vụ nước sạch cho dân tốt hơn” – ông Hải nhấn mạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
-
Giải cứu cây xanh
-
Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
-
Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
-
Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
-
Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
-
Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
-
Phong tỏa vô tội vạ
-
Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)