Quán nhậu bờ kênh
(18:54:25 PM 16/07/2011)
|
Chẳng hiểu từ bao giờ ngôi nhà mặt tiền cấp 4 ấm cúng của tôi lại lọt thỏm vào xóm nhậu này. Chiều cuối tuần đi làm về, tôi kiên nhẫn len qua mấy lớp hàng rào bàn nhậu và đội ngũ “tiếp tân” nhiệt tình dắt xe, kéo tay trước khi tiếp cận được nhà mình.
Cu Bi của tôi vừa xong lớp 1 chạy ra đón.
- Ba ơi, con muốn vẽ cảnh núi, rừng... nhưng không biết suối giống cái gì, rừng ra sao?
Làm sao tả được cảnh sông suối, rừng núi cho con bây giờ? Tôi quyết định:
- Hè này cả nhà mình sẽ đi du lịch Tây nguyên, con tha hồ mà ngắm cảnh núi rừng, thác đổ, suối reo, lại được xem voi làm việc nhà... Tha hồ vẽ.
- Ồ thích quá, nhưng mai con phải nộp tranh cho thầy, ba chỉ con vẽ đi.
Ở vào hoàn cảnh chưa kịp tháo giày, không đủ cảm hứng hội họa, tôi cố giải thích cho qua chuyện:
- Núi thì giống... bệ đá cao cao mà con leo trèo trong khu vui chơi, còn suối cũng hơi giống sông ấy.
- Nhưng sông thì thế nào?
Tôi tìm cách thoát khỏi cuộc truy vấn.
- À, sông cũng giống... con kênh trước nhà mình, nhưng ít đen hơn.
Cu Bi bắt đầu ngồi vẽ, không bao lâu lại hỏi:
- Mây trên núi vẽ sao, màu gì hả ba?
Câu hỏi không dễ trả lời làm tôi phải suy nghĩ. Chợt ngửi thấy mùi mỡ khét quen thuộc từ lò than quán nhậu, tôi nảy ra sáng kiến.
- Này, nhìn cái bếp nướng khói nghi ngút kia, mây cũng giống... khói thôi.
Tối ấy, trên bàn ăn, cu Bi được thong thả, không còn bị thúc ăn nhanh để học bài, nó luôn miệng kể:
- Con sẽ vẽ cả nhà mình ngồi vui như thế này ở cạnh bờ suối...
Cuối cùng thì cu Bi mang tranh ra khoe. Tôi buột miệng:
- Sao suối có nhiều rác vậy?
- Đâu phải rác, cá dưới suối đó. Bộ không giống cá hả ba, để con vẽ lại.
Sợ thằng bé cụt hứng, đứt nguồn sáng tạo, tôi động viên:
- Không sao, thầy sẽ nhận ra cá, phải tưởng tượng con ạ... Ồ, có con ki ki đang tha xương nữa.
- Đâu có, voi đang làm nhà đó.
- À ra thế, tranh đẹp lắm, nhớ ký tên vào nhé.
Chiều nay đón cu Bi từ lớp học vẽ về, tôi vui sướng nhìn gương mặt tươi rói của con với bức tranh trên tay:
- Thầy cho con 10 điểm, thầy nói con vẽ giống y như thật.
Tôi mạnh dạn bảo:
- Đấy, đâu cần đi thực tế, con nhỉ.
Về đến nhà, cu Bi phấn khích khoe tranh với mẹ.
- Mẹ ơi, thầy nói con quên đặt tên cho bức tranh, nên thầy đã giúp con làm luôn rồi. Mẹ xem thầy ghi gì đấy?
Tôi lặng người khi bà xã vừa lẩm bẩm đọc vừa trợn tròn mắt:
- “Quán... nhậu... bờ... kênh”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)