Miền Tây: Nơi duy nhất xây mộ cho heo
(09:59:28 AM 30/12/2014)Cách trung tâm TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) hơn 1 km có khu du lịch tâm linh nổi tiếng miền Tây thu hút hàng chục ngàn du khách đến tham quan, thắp hương cầu an hàng năm. Nơi đây có chùa Mahatúp được xây dựng trên 440 năm.
Cư dân địa phương còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Dơi bởi trong khuôn viên nơi thờ tự có đàn dơi quý hàng nghìn con treo mình lủng lẳng trên cành cổ thụ.
Những ngôi mộ chôn heo 5 móng trong chùa Dơi.
Đại đức Kim Rêne là trụ trì đời thứ 19 của chùa Dơi cho biết hơn 20 năm trước một Phật tử làm công quả cho chùa phát hiện con heo không phải 4 móng như bình thường mà có đến 5 móng nằm ngủ phía cổng sau. Đoán rằng nhà ai đó heo đẻ có con khác thường, chủ nhân không dám nuôi mà cũng chẳng dám giết nên gửi vào chùa.
Theo người Khmer sở tại, heo 5 móng là "cốt tinh" của con người. Vì vậy vị Phật tử làm công quả đã mua sữa cho heo con mới lọt lòng. Những bữa sau đó các sư sãi thay nhau cho heo ăn và đặt tên là cô Năm Hợi.
Khi được hơn 30 kg, sáng nào "Cô Năm" cũng ra khỏi chùa rồi đi thẳng ra hướng chợ Mùa Xuân kiếm ăn. Gần 12h trưa heo 5 móng về "ăn cơm ngọ" cùng lúc với các sư rồi lăn ra ngủ. Vài năm sau đó nhiều người trong vùng có heo 5 móng cũng mang đến gửi vào chùa Dơi nên các sư xây thêm chuồng rộng phía bên kia đường Văn Ngọc Chính.
Một chú heo 5 móng được chùa Dơi nuôi. Chân heo này trước có 4 móng, sau 1 móng.
Sau 7 năm quanh quẩn trong chùa, Năm Hợi chết năm 1996 tại khoảnh đất cạnh hàng tre cặp tường rào sau chùa. Xót thương "Cô Năm" và tôn trọng "cốt tinh của con người" nên các sư đào hố chôn rồi đấp mộ đất như an táng người quá cố.
"Vài năm sau một Phật tử ở Sài Gòn đến thắp hương, góp tiền xây mộ đá. Trước một có vẽ hình, ghi tên Năm Hợi cùng ngày tháng heo chết", một vị sư cho biết.
Vài năm sau có thêm những cô heo, cậu heo 5 móng chết, nhà chùa đào hố chôn rồi Phật tử hành hương tiếp tục đóng góp chi phí xây mộ đá cho heo. Hiện chùa Dơi còn nuôi 3 con heo 5 móng, những con chết trước được chôn quanh "nghĩa trang lợn" phía sau chùa.
Đàn dơi quý trong chùa cổ trên 440 năm nên chùa Mahatúp được gọi chùa Dơi.
Thấy việc xây mộ, lập bia cho heo là chuyện lạ nên không ít người thắp hương cho "Cô Năm", "Cậu Bảy" để cầu xin phù hộ gia đạo bình an. Trước đây đêm nào cũng có "ma đề" vào thắp hương cầu số nhưng nay thưa dần vì mọi người chẳng thấy ai trúng số làm giàu khi bái lạy trước mộ heo 5 móng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)