Lâm Đồng thu trên 360 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng
(09:36:27 AM 10/09/2014)Ảnh: TL
Toàn tỉnh có 36 đơn vị, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ môi trường rừng, ký kết hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng, gồm 14 đơn vị sản xuất thủy điện, 10 đơn vị sản xuất nước sạch và 12 đơn vị kinh doanh du lịch.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh. Với tổng diện tích khoán bảo vệ rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng đến 30/8/2014 là 332.892 ha, trong đó lưu vực sông Sêrêpốk là 50.039 ha và lưu vực sông Đồng Nai là 282.853 ha, đã giải quyết sinh kế cho hơn 15.000 hộ gia đình sống gần rừng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (80%). Tổng kinh phí đã chi trong 3 năm là 331,6 tỷ đồng.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có các lưu vực đã được chi trả dịch vụ môi trường rừng là lưu vực sông Đồng Nai (gồm lưu vực các nhà máy thủy điện Đa Nhim – Sông Pha, Đại Ninh, Hàm Thuận – Đa Mi, Đồng Nai 3 và 4, VRG Bảo Lộc, Đa Dâng, Đa Siat, Trị An… và các nhà máy nước của Công ty cấp nước Sài Gòn, Công ty cấp nước Đồng Nai) và lưu vực sông Sêrêpốk (gồm lưu vực các nhà máy thủy điện Đắk Mê, Buôn Kuốp, Buôn Tua Sah, Sêrêpốk…), với tổng diện tích tự nhiên trong các lưu vực này là 908.300 ha, diện tích rừng chiếm 514.680 ha. So với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 977.354 ha, hiện chỉ còn 69.054 ha thuộc địa bàn một phần huyện Di Linh, huyện Đơn Dương chưa có lưu vực chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)