Lâm Đồng: Đổ cà chua cho bò ăn, quá nhiều, đến bò cũng... chán
(17:17:35 PM 06/06/2014)Đây không phải là chuyện mới, song dường như cả nông dân và chính quyền Lâm Đồng vẫn chưa có cách giải quyết.
Đến bò cũng chán ăn… cà chua
Nhìn những luống cà chua xanh mơn mởn, quả trĩu cành, ông Vũ Ngọc ở thôn Ka Đê, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương chua chát: “Làm nghề nông chẳng khác gì đánh bạc với trời mà khả năng thất bại, trắng tay, lâm vào nợ nần, thậm chí phá sản đã nắm chắc tới 50%. Đầu tư càng lớn mức độ rủi ro càng cao…”.
Trên những cánh đồng rộng hàng nghìn hecta tại các xã Tu Tra, P’ró, Ka Đơn, Ka Đê, Đạ Ròn… người bơm nước, người thu hoạch, người đóng gói, bốc vác... Nhịp sống nông nghiệp ở Đơn Dương bao giờ cũng vậy- rộn ràng, hối hả, bất kể trúng vụ, trắng tay. Nhưng dù có hối hả hơn nữa thì chuyện thất bại với những nông dân cần mẫn này đã như chuyện… cơm bữa.
Ông Nguyễn Văn Sáng (thôn 1, xã Đạ Ròn), kể: Vụ cà chua vừa qua gia đình ông làm 8 sào, chi phí đầu tư hết khoảng 120 triệu đồng. Cà chua phát triển tốt, quả sai trĩu. Đến thời điểm thu hoạch, gia đình chưa kịp vui thì một số thương lái cho biết cà chua không xuất đi Sài Gòn được vì trên thị trường đang tràn ngập cà chua Trung Quốc”.
Ông Sáng buồn lắm nhưng vẫn hy vọng biết đâu ít ngày nữa giá sẽ nhích lên. Nhưng càng chờ giá càng xuống thấp. Đầu vụ 5.000 đồng/kg rồi rớt dần xuống còn 2.000 đồng/kg, trong khi đó vườn cà chua của nhà ông Sáng đang thối dần.
Đau hơn, dù giá rẻ mạt thế nhưng chẳng ai thèm mua. Vậy là tan tành hy vọng vụ cà chua sẽ đem về 100 triệu đồng, giờ ông Sáng đối mặt với nguy cơ trắng tay, lâm nợ. Cả trăm tấn cà chua của ông Sáng giờ cho mấy hộ nuôi bò sữa mang về cho bò ăn, bò ăn chán thì lấy ủ phân...
Nông dân Đơn Dương (Lâm Đồng) phải đổ bỏ cà chua cho bò ăn
Sáng 5.6, giá cà chua tại Đơn Dương nhích lên ở mức 3.500 đồng/kg, nông dân vẫn phải chịu lỗ nếu bán sản phẩm. Trong khi đó, Đơn Dương vẫn còn hàng trăm ha cà chua đang vào vụ thu hoạch.
Loay hoay tìm đầu ra
Theo các thương lái thu mua nông sản tại Lâm Đồng, năm nay cà chua Lâm Đồng ngoài việc phải cạnh tranh “không cân sức” với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc thì phải “đối mặt’ với chính cà chua được sản xuất ở nhiều địa phương trong nước.
Tuy cà chua Lâm Đồng có thương hiệu, chất lượng vượt trội so với các loại cà chua khác nhưng vận chuyển xa đã đẩy phí cao gấp đôi so với trước kia. Đặc biệt, ở các tỉnh phía Bắc, cà chua Trung Quốc đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường do ưu thế vận chuyển.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, cho biết, chưa năm nào giá cà chua lại xuống thấp và kéo dài như năm nay. Ông Sơn cũng nhận định, do năm nay thời tiết khá thuận lợi nên nhiều địa phương trong nước đã trồng được cà chua.
Nguyên nhân khác khiến cà chua Lâm Đồng rớt giá chính là do cà chua Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam. Song theo ông Sơn, nông dân tuy có thiệt hại nhưng không lớn do mức giá cà chua xuống thấp chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, chừng 20 ngày.
Tại Đơn Dương hàng năm có khoảng 4.600ha cà chua, năng suất chừng 50.000 tấn/vụ. Trước đây, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã từng vào cuộc để “cứu” nông dân trồng cà chua ở Đơn Dương. Cụ thể là UBND tỉnh đã gọi các nhà đầu tư tới Đơn Dương xây dựng nhà máy sản xuất, chế biến, bảo quản cà chua sau thu hoạch phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, công suất khoảng 300.000 – 320.000 tấn/năm. Nhưng đến nay vẫn chưa có một dự án nào như thế.
“Để nông không rơi vào vòng luẩn quẩn, địa phương đang định hướng cho người dân chú trọng phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, đầu tư sản xuất những nông sản là đặc trưng của Lâm Đồng mà những nơi khác không sản xuất được hoặc khó sản xuất. Tạo ra những vùng chuyên canh nông sản công nghệ cao, xúc tiến ký kết tiêu thụ sản phẩm với các đối tác trong và ngoài nước, hướng tới sản xuất nông nghiệp theo đơn đặt hàng”- ông Sơn cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)