Bình Thuận: Cả làng không có Tết vì sạt lở 
(11:20:21 AM 13/02/2016)
Gió mạnh kèm sóng lớn tấn công làng chài Tiến Đức, xã Tiến Thành (TP Phan Thiết, Bình Thuận) từ chiều cuối năm. Biển xâm thực mạnh và sâu, làm sạt lở một km bờ biển.
Nước lấn vào thêm 3 m, kéo hỏng kiềng khiến gần chục nhà sập đổ hoàn toàn và nhiều căn khác bị đổ mái, sập tường, hư hỏng nặng.
Nhà của gia đình ông Huỳnh Văn Tân bị triều cường kéo sập vào đêm giao thừa.
Nhà anh Phạm Văn Hùng đổ ụp xuống biển chỉ còn phần chái bếp phía sau. Những ngày qua anh đứng trông ra biển, khẩn cầu trời yên bể lặng. "Khổ lắm, tôi chỉ biết đi ra đi vô trông chờ con nước. Đêm giao thừa đã phải đứng canh rồi. Con cái ra ngoài đường hết chứ đâu có dám ở trong nhà", anh nói.
Cùng cảnh ngộ, gia đình bà Trần Thị Hai che tạm tấm bạt nhựa bên vách tường còn lại để chui ra chui vào. Ngày Tết, bà Hai mặt buồn thiu. "Tui đem đồ ra cúng nhưng không thắp nhang vái được cái gì hết. Giao thừa ngồi ở ngoài đường đến sáng luôn, đâu dám vô nhà. Nhà sụp mất rồi, còn gì nữa đâu mà ăn Tết", bà vừa nói vừa thở dài.
Cụ già neo đơn 70 tuổi Nguyễn Hoàng Nam phải ở trong xó bếp bởi căn nhà đã bị triều cường "nuốt" gần hết.
Người làng chài Tiến Đức nói rằng không thể vui nổi vì biển xâm thực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con. Dân làng nghèo khó dành dụm mãi mới cất được căn nhà, nay bị thiên tai họ trở thành người vô gia cư.
Những hộ dân trong khu vực bị xâm thực chưa biết phải đi về đâu.
Trước đó, hồi giữa tháng Chạp, làng cũng có 30 hộ dân bị mất nhà vì triều cường. Họ phải đi ở nhờ người thân hoặc cất tạm căn chòi nhỏ sát căn nhà cũ ở tạm trong dịp Tết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)