An Giang: Nông dân nuôi dông thu trăm triệu mỗi năm 
(22:49:34 PM 21/06/2014)
Là người đầu tiên tại vùng Bảy Núi (An Giang) nuôi dông nhưng anh Trần Văn Chánh đã thành công với mô hình này.
Ban đầu, anh Chánh thả nuôi 1.500 con dông giống trong chuồng trại có diện tích 500m2. Thấy hiệu quả, anh Chánh đã mở rộng phần diện tích nuôi lên 2.000 m2. Số lượng dông cũng được anh tăng lên so với mức 1.500 con ban đầu.
Đặc tính của loài dông là thích sống ở vùng đất pha cát. Do đó, chuồng trại cũng được xây kỹ để dông không thoát được ra ngoài.
Thức ăn chính của dông là các loại rau, củ quả như cà chua, rau muống, giá, lá khoai lang… Đây đều là những loại dễ tìm tại vùng Bảy Núi. Bên cạnh chuồng trại, con giống là yếu tố quan trọng. Để loài bò sát này đạt tỷ lệ sống cao, con giống cần khỏe mạnh, trọng lượng khoảng 20-30 con/kg.
Sau 4-5 tháng thả nuôi, nếu được chăm sóc tốt, dông có thể đạt trọng lượng 6-7 con/kg - đủ tiêu chuẩn để bán. Khác hàng chủ yếu là các nhà hàng ở TP.HCM và quán nhậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Giá bán dao động 350.000 đến 400.000 đồng/kg.
Anh Trần Văn Chánh cho biết, dông là loài lớn nhanh. Một năm, loài này đẻ 2-3 lần, mỗi lần đẻ 6-8 trứng. Khoảng 10 ngày, trứng nở thành con. Sau 4-5 tháng, người nuôi có thể xuất chuồng bán dông.
Là loài ít tốn công chăm sóc lại dễ nuôi nên tỷ lệ sống của dông có thể lên tới 98%. Hiện nay, bình quân một tháng anh Chánh tuyển chọn xuất bán khoảng 30-40 kg dông trưởng thành cho thị trường.
Ngoài việc bán dông thương phẩm anh còn bán con giống giá 500.000 – 600.000 đồng/kg.
Trọng lượng con dông trưởng thành trung bình từ 300 đến 600 gram/con. Cá biệt, con đực có thể đạt cân nặng 1kg/con.
Anh Chánh cho biết, bình quân 1.000 con dông nuôi sau 6 tháng cho nguồn thu từ 50-60 triệu đồng. Hiện tại, đàn dông của anh nuôi có thể tự sinh sản làm tăng số lượng lên, thay vì phải mua giống mới.
Muốn thu hoạch, người nuôi dông thường dùng bẫy sắt.
Thông thường, dông cái có màu xám, còn dông đực to hơn có màu sắc sặc sỡ rất đẹp mắt.
Sắp tới anh Chánh sẽ mở rộng diện tích nuôi dông lên 1ha để đủ cung cấp theo đơn đặt hàng.
Ngoài ra anh còn cung cấp con giống cho các hộ trong xóm có ý định nuôi dông. Anh cũng là đầu mối thu gom dông của bà con.
Song song với nuôi dông, anh Chánh kết hợp thêm mô hình trồng thanh long ruột đỏ để tăng hiệu quả kinh tế. Bà Đỗ Thị Hồng Hạnh, Phó chủ tịch Hội nông dân xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho biết: "Nuôi dông thực sự là hướng đi mới mang lại hiệu quả đối với những vùng đất cát Bảy Núi, vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa bảo vệ nguồn sinh vật tự nhiên quý hiếm".
Mô hình nuôi dông và trồng thanh long ruột đỏ của anh Chánh được Sở Khoa học Công nghệ An Giang khuyến khích. Đây cũng là cách làm giàu được cơ quan chức năng An Giang khuyên người dân có điều kiện nên chuyển hướng để tăng thu nhập.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)