Di sản xanh
Chùa Diên Hựu - Một Cột: Trời mưa, tượng đội nón lá ! 
(20:14:29 PM 23/08/2011)
|
Khu vực chùa Một Cột ngập trong biển nước sau cơn mưa ngày 8-8 - Ảnh do nhà chùa cung cấp |
|
Nếu trời mưa, tượng sẽ phải đội nón lá như thế này - Ảnh: Hà Hương |
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 22-8, đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Diên Hựu - Một Cột) cho biết: “Chùa Một Cột bắt đầu dột từ năm 2002, sau nhiều lần kêu cứu đã được tu bổ trước dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Riêng chùa Diên Hựu và nhà thờ tổ thì tình trạng dột ngày càng nặng nhưng vẫn chưa biết đến bao giờ mới tu sửa được. Là sư trụ trì chùa này, tôi cũng rất sốt sắng muốn trùng tu nhưng sức mình chỉ đến vậy, còn các nhà quản lý văn hóa lại tỏ ra e dè”.
Tình trạng úng dột của chùa Diên Hựu không phải mới diễn ra trong vài năm gần đây mà từ năm 2007. Phần kèo ở mái nhà thờ tổ do dột quá nhiều, chỉ cần chạm nhẹ vào đã vụn ra như cám và rơi lả tả. Phía bên trong bàn thờ các sư tổ, hễ trời mưa là nước giội xuống khiến nhà chùa phải đội nón lá cho các tượng để tránh bị tróc. “Nhưng bốn năm hứng mưa, một số tượng đã bị tróc các lớp bên ngoài. Không chỉ kiến nghị bằng văn bản, nhà chùa cũng thường xuyên gọi điện, rồi gặp mặt để thúc giục nhưng vẫn chưa có kết quả gì. Lần gần đây nhất, lãnh đạo quận Ba Đình trả lời: đợt này các phòng ban đều đi nghỉ mát, mong nhà chùa thư thư một thời gian sẽ đốc thúc các bên tổ chức hội thảo, sửa chữa di tích này phải thận trọng” - đại đức Thích Tâm Kiên nói.
Tuy nhiên, không biết di tích đặc biệt này phải chờ đến bao giờ khi ông Vũ Đình Khánh (phó giám đốc Ban quản lý dự án quận Ba Đình) khẳng định với Tuổi Trẻ rằng “riêng việc tổ chức hội thảo, lấy ý kiến từ các nhà quản lý văn hóa, các nhà sử học, Hà Nội học, chuyên gia bảo tồn sẽ mất ít nhất nửa năm”. Việc “thận trọng quá hóa rùa” cũng khiến khu vực chùa Một Cột lâu nay bị biến thành ao nếu trời mưa xuống. Gần đây nhất, cơn mưa ngày 8-8 đã gây ngập đến lan can hồ Linh Chiểu dù các đường thoát nước của chùa đã được thực hiện để đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long từ trước tháng 10-2010. Theo ông Khánh, “việc úng ngập ở chùa Một Cột không thể tránh khỏi vì đây là vùng trũng trong cụm di tích lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh”. Một số người dọn dẹp ở khu vực chùa cho biết mỗi khi ngập, rác thải tụ về sân chùa nên sau mỗi trận mưa mọi người dọn dẹp rất vất vả.
Để ra được một quyết định tu bổ ngôi chùa nghìn năm này đã mất đến hơn một năm, đảo một viên ngói phải xin cả chục con dấu từ các cơ quan ban ngành. Không biết để giải quyết dứt điểm điệp khúc mưa, ngập, dột, chùa Diên Hựu - Một Cột sẽ phải đợi đến bao giờ?
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân
-
Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
-
Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
-
Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
-
Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
-
Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
-
Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)