Môi trường » Chất thải
Rác ngập các điểm du lịch Đà Lạt
(09:28:33 AM 20/08/2013)Đến chiều tối 19-8, người đàn ông tên Tài, công nhân vệ sinh thuộc Công ty CP Du lịch Đà Lạt, cùng 1 đồng nghiệp vẫn trầm mình dưới mưa để vớt rác ở thác Cam Ly. Một thiết bị tự chế giống chiếc cào hến của người dân miền sông nước được 2 công nhân cột dây kéo giăng ngang ngọn thác để thu gom rác.
.jpg)
Rác ngập hồ Đan Kia
Ông Tài cho biết mỗi ngày 2 lần, ông và đồng nghiệp kéo được gần 1 tấn rác lên bờ, nhiều nhất vẫn là rác thải nông nghiệp và sinh hoạt. "Vì thác ở cuối nguồn nên có vớt bao nhiêu cũng không thể gom hết được. Không kéo rác mà chỉ ngồi trên bờ, chúng tôi cũng phải đeo khẩu trang vì mùi hôi nồng nặc" - ông Tài phàn nàn.
Hàng trăm năm qua, không gian thác Cam Ly quá đẹp khiến du khách hứng thú tìm đến nhưng giờ đây chính sự ô nhiễm đã đuổi khách tham quan. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, thừa nhận: "Một khi các nguồn xả thải rác từ thượng nguồn của người dân chưa được ngăn chặn thì tình trạng ô nhiễm nặng nề chưa thể khắc phục triệt để".
Theo bà Ngọc, tỉnh Lâm Đồng đã có kế hoạch phối hợp với một trường đại học tại TP HCM triển khai đề tài nghiên cứu khoa học nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm ở thác Cam Ly. Tiếc thay, dự định hiện vẫn là... dự định.
Chúng tôi vào một thắng cảnh khác là hồ Đan Kia - Suối Vàng. Hồ nước này là cái khung cho bức tranh danh thắng Thung Lũng Vàng nổi tiếng. Đây còn là nơi cung cấp hơn 70% lượng nước sinh hoạt cho khoảng 250.000 người dân TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương. Thế nhưng, chuyện ô nhiễm cũng triền miên tồn tại từ nhiều năm.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Quản đốc Nhà máy Nước Suối Vàng (trực thuộc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng), người dẫn chúng tôi mục kích rác ngập tràn vùng lòng hồ, nói: "Ngày nắng gió và mùa khô thì đỡ ô nhiễm hơn nhưng hễ có mưa lớn, nước đổ nhiều về hồ là công nhân phải vất vả vớt rác". Trên mặt nước và hai bên dòng suối dài hơn 4 km cung cấp nước cho hồ Đan Kia, hàng loạt chai lọ thuốc trừ sâu cùng đủ thứ rác thải từ những vùng sản xuất nông nghiệp thượng nguồn, có cả những bộ xương trâu, heo... đổ về.
Theo ông Dũng, tình trạng ngổn ngang rác đổ về hồ Đan Kia đã kéo dài từ năm 2008 đến nay. Cuối năm 2008, công ty phải tự đối phó bằng một giải pháp tình thế: Ngăn đập, ép dòng suối đổ về hướng khác nhưng lượng rác giảm không đáng kể. Vào mùa mưa, con đập nắn dòng suối không còn tác dụng, rác lại dồn dập đổ về lòng hồ. Một công nhân thường xuyên phải chèo thuyền đi vớt rác trên hồ Đan Kia cho biết: "Khi mưa lớn, hơn 10 người phải chèo thuyền ra vớt nửa ngày mới giảm được rác. Ai cũng sợ nguồn nước sẽ bị ô nhiễm".
Trung tâm Phân tích Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Trung tâm Y tế dự phòng Lâm Đồng đã phải thường xuyên đến hồ Đan Kia lấy mẫu nước để kiểm nghiệm. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Dũng: "Công tác kiểm nghiệm chỉ nhằm phát hiện kịp thời nguy cơ mà thôi, về lâu dài nếu không chặn được nguồn rác xả bừa bãi thì chắc chắn nước sẽ bị ô nhiễm".
Các địa điểm du lịch nổi tiếng khác của TP Đà Lạt như hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, thác Preen... cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)