Môi trường » Chất thải
Đất nhiễm chất thải tại kho xí nghiệp Bình Triệu: Chậm xử lý 
(12:03:44 PM 25/10/2011)
Đống đất nhiễm độc vẫn nằm hiên ngang và không được che chắn
“Bãi chất độc” dưới lòng đất
Ngày 26/9, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an đã phát hiện một hố chôn dài 80m, sâu 2,4m trong đó có khoảng 40 tấn bùn thải, xà bần chứa thuốc sát trùng tại bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn). Theo điều tra của cơ quan công an, số bùn chứa chất thải này có nguồn gốc từ chi nhánh Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam - Xí nghiệp Bình Triệu số 240 Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức. Hiện nay, nhà máy này đã bị giải tỏa để nhường đất cho dự án mở đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (Cty GS Hàn Quốc đầu tư).
Tiếp tục khảo sát khu đất số 240 Kha Vạn Cân, các cơ quan chức năng đã phát hiện hàng trăm m3 đất đá bị nhiễm chất độc. Kết quả phân tích cho thấy số đất đá này đã nhiễm một số chất độc hại như: Alpha - Lindane, Gama - Lindane, Delta - Lindane,4,4 - DDT và Hexachlorobenzen đều vượt ít nhất gấp nhiều chục lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc BVTV trong đất. Ngay sau đó, khối lượng đất đá này được tiến hàng khai quật để tìm giải pháp xử lý. Tuy nhiên, đã 1 tháng trôi qua, đống đất này vẫn nằm lỳ trong sự lo lắng của người dân.
Chậm xử lý

Ngày 25/10, chúng tôi có mặt tại số 240 Kha Vạn Cân để tìm hiểu về sự việc. Theo quan sát, khu đất này đã được rào chắn bốn phía bằng những tấm tôn. Chỉ có một lối nhỏ để có thể đi vào. Đống bùn, xà bần nhiễm thuốc trừ sâu được tập kết thành đống, nằm sát đường số 19, khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, chỉ cách một chợ dân sinh khoảng 200m và hoàn toàn không được che chắn. Bãi đất thuộc khu vực này rất trống trải và ngập nước thường xuyên. Điều này rất nguy hiểm vì nước có thể mang theo những chất độc hại từ đống chất thải ngấm vào lòng đất. Không thấy bóng dáng của bất cứ người có trách nhiệm nào trong khu vực.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù đống đất, bùn trên thường xuyên được khử mùi nhưng mùi vẫn không dứt, nhất là những lúc có gió. Nhiều người dân tỏ ra vô cùng bức xúc khi được chúng tôi hỏi về vấn đề này. Một người dân đề nghị giấu tên cho biết “ Có gió thì ngay lập tức chúng tôi phải đóng của kín mít. Có khi trong nhà mà vẫn phải mang khẩu trang. Chẳng biết bao giờ mới xử lý cho xong nữa. Chứ chúng tôi khổ lắm rồi”
Được biết, vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã có văn bản chỉ đạo liên quan đến vụ việc này. Theo đó, các cơ quan chức năng được yêu cầu khoanh vùng khu vực đất bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật nhằm khống chế nguồn ô nhiễm này phát tán. Việc thi công tuyến đường được yêu cầu tạm thời chuyển sang đoạn khác. Tuy nhiên, để xử lý hết đống chất thải khổng lồ này rất phức tạp và tốn nhiều công sức và chi phí. Cách xử lý tốt nhất là đốt, nhưng phải tốn khoảng 30-40 tỷ đồng ngân sách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)