Môi trường » Chất thải
Thuê đất ô nhiễm trồng rau
(00:08:46 AM 18/06/2011)
Hàng trăm ha đất nông nghiệp bị ô nhiễm ở các quận, huyện ngoại thành TP.HCM đang được trưng dụng để trồng rau xanh. Rau trồng xen lẫn với mồ mả tại Gò Vấp.
Làn sóng thuê đất trồng rau
Tại khu đô thị mới phường Thới An quận 12, xen lẫn trong những dãy nhà cao tầng đang thi công dang dở là những ruộng rau muống xanh mơn mởn, chạy ngút ngàn.
Chị Nguyễn Thị Tuyết, quê ở Hà Nam, cho biết, chị và những đồng hương của chị phải trả cho người dân địa phương hàng chục triệu đồng/năm/hécta để được trồng rau ở đây.
Theo chị Tuyết, công việc này cũng không đơn giản, cứ sáng sớm là phải có mặt ở cánh đồng cho đến chiều tối mịt mới trở về nhà. Đêm khuya lại phải chạy ra ruộng để cắt rau, chuẩn bị cho phiên chợ sớm.
Anh Lê Văn Nghệ, cũng quê ở Hà Nam, đã trải qua tám năm thuê đất trồng rau, từ Tam Bình (Thủ Đức) Thạnh Xuân qua Tân Thới Hiệp giờ đến Thới An (quận 12), cho hay: "Trồng rau muống nước khá có ăn. Một người ở quê vào, thấy ở đây dễ kiếm tiền, liền kéo theo anh em, họ hàng vào theo.
Từ Thới An, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Tân Thới Hiệp hễ nơi nào có đất trống là họ kéo nhau vào thuê. Cho thuê đất là những người kinh doanh đất, thay vì đất bỏ không cắm sào chờ được giá để bán, giờ có người thuê gật ngay".
Đi vòng qua các xã Thới Tam Thôn, Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, chúng tôi thấy quanh các cánh đồng lúa là những ruộng rau.
Trưởng ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn cho biết: "Những ruộng rau này là của dân ở Từ Sơn, Bắc Ninh vào đây thuê đất trồng. Năm trước chỉ có vài chục người còn giờ thì đã lên tới hàng trăm người".
Giữa cánh đồng rau hơn 3 ha những căn chồi tạm bợ liên tục mọc lên những năm qua. Vợ chồng anh Sơn - một trong những gia đình ở đây tâm sự: "Nghe người ở quê vào đây thuê đất trồng rau, hàng tháng có tiền triệu gửi về quê nên vợ chồng đùm túm vào đây làm thử mà quả là có ăn thiệt".
Đất ô nhiễm nuôi cây rau
Quanh khu đất của vợ chồng anh Sơn là những nấm mộ. Mùa mưa còn đỡ, vào mùa nắng thiếu nước, vợ chồng Sơn cùng nhiều người trồng rau khác chỉ còn cách lấy nước ngầm, khoan tại chỗ để tưới cho rau.
Đến Thới Tam Thôn, dễ dàng thấy những ruộng rau muống và rau nhút nằm sát bờ tường của các nhà máy, xí nghiệp đang mọc xanh tốt trên dòng nước thải đen ngòm.
Không chỉ ở Hóc Môn, trên địa bàn quận 12, người dân trồng rau cũng tập trung thuê đất ô nhiễm ở các phường Thới An và Hiệp Thành, Tân Chánh Hiệp.
Nhiều năm nay, cây lúa ở vùng này cũng không mọc nổi trên những khu đất ô nhiễm gần các nhà máy, xí nghiệp, nên người dân ở đây đang có xu hướng cho thuê hoặc tự mình chuyển sang trồng rau kinh doanh, đặc biệt là rau nhút.
Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà kết quả điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố cho thấy, trên địa bàn quận 12 có nhiều ruộng rau ô nhiễm nhất so với các quận, huyện ngoại thành khác.
Anh Trần Văn Quang, cán bộ khuyến nông xã Đông Thạnh, cho biết: "Rau trồng cạnh nhà máy, xí nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải mà vẫn bán cho người tiêu dùng thì rất nguy hiểm..."
Về cơ bản nhiều loại rau không sống được ở những vùng đất bị ô nhiễm. Tuy nhiên, một số loại rau thủy canh như rau muống, rau nhút và rau càng cua với đặc tính tích hợp được nhiều loại kim loại nặng nên vẫn phát triển tốt ở ngay những vùng đất bị ô nhiễm.
Ăn phải những loại rau trồng trong vùng bị ô nhiễm, thoạt đầu người ăn sẽ không có cảm giác bị ngộ độc. Thế nhưng, một khi kim loại nặng đã vào cơ thể, chúng sẽ tích ở trong gan, mỡ và thận về lâu dài sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
Trồng rau gần những khu mộ mới và người chết vì bị những bệnh truyền nhiễm thì vi khuẩn gây bệnh có thể bám vào rau, nhất là các loại rau có lông tơ như rau húng, rau mơ để lan truyền đến người sử dụng rau.
Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ&Quản lý Môi trường - Đại học Công nghiệp TP.HCM.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)