Môi trường » Chất thải
Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các hố chôn lợn
(00:08:52 AM 18/06/2011)
Các hố chôn lợn ở Thanh Hóa không tuân theo đúng quy trình của ngành môi trường dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm.
Nếu chôn 10 tấn lợn trở lên, môi trường, nguồn nước sẽ bị ô nhiễm lâu dài. Nhưng trước đó, hơn 100.000 con lợn đã được chôn theo kiểu hàng chục tấn/hố. Mặt khác, hầu hết các hố chôn lợn đều không tuân theo đúng quy trình của ngành môi trường.
Việc ô nhiễm, bốc mùi tanh, hôi thối là điều đã xảy ra. Tại cuộc họp ngày 16/4, Sở Tài nguyên&Môi trường Thanh Hóa cho biết ngành đã phát hiện ô nhiễm môi trường ở các hố tiêu hủy lợn và tiến hành xử lý môi trường bằng nhiều biện pháp.
Nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường tại các hố chôn này vẫn chưa được khắc phục. Nhiều nơi vẫn có hiện tượng chôn lợn không đúng quy trình. Lợn đang giẫy đạp, kêu la dưới hố, nhưng cán bộ cứ thẳng tay phủ vôi, phủ đất; không phun hóa chất để tiêu hủy.
Tại nhiều xã của huyện Triệu Sơn đã xảy ra tình trạng lợn chết nhảy lên hố sau trận mưa lớn vừa qua, bởi vì lớp đất ở hố lợn chết đắp quá mỏng, khi có mưa thì đất bị trôi, lợn được chôn trương phình bụng, nổi lềnh bềnh đẩy lên khỏi thành hố, tràn ra ngoài.
Chiều 21/4, ông Trần Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên&Môi trường Thanh Hóa, cho biết:“Với thực tế như hiện nay, rõ ràng việc chôn lợn không đúng quy trình đã và đang ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài các biện pháp xử lý khử mùi, chôn đắp lại các hố chôn thì chúng tôi chưa tiến hành các biện pháp kiểm tra độ ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân. Quy trình này cần phải có thời gian, chưa thể thực hiện ở thời điểm bây giờ. Trước mắt đơn vị cùng với cơ quan chức năng đang tập trung khống chế, dập hoàn toàn dịch lợn tai xanh”.
Trong khi chờ cơ quan chức năng kiểm tra, có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường từ việc chôn lợn không đúng quy trình, thì người dân Thanh Hóa đang phải đối mặt với thảm họa môi trường có thể xảy ra. Đại dịch lợn tai xanh chưa dập tắt.
Tính đến ngày 21/4, toàn tỉnh có gần 174.000 con lợn bị mắc dịch tai xanh, ở hơn 450 xã/25 huyện, thị, thành phố. Tỷ lệ lợn dịch đã được tiêu hủy đến thời điểm này là hơn 99 phần trăm. Việc dập dịch tại Thanh Hóa có nhiều điều cần phải xem xét.
Việc muốn nhanh chóng dập dịch là một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Tại thời điểm hố chôn lợn bốc mùi sau hai đến ba ngày chôn đã khiến lực lượng chống dịch càng lúng túng.
Đến lúc này, ngành tài nguyên môi trường mới phân trần tại các hội nghị là mỗi hố chôn tốt nhất chỉ từ 5 đến 10 tấn lợn.
(Theo Tiền Phong)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên (20/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)