Môi trường » Chất thải
'Núi vàng' bị lãng quên ở Việt Nam
(09:06:58 AM 17/07/2012)Rác điện tử không thể xem nhẹ
Riêng tại TP.HCM, số liệu mà Thạc sĩ Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM cung cấp thì chỉ tính riêng ở TP.HCM (địa phương có khối lượng chất thải rắn - gồm cả rác thải điện tử - hàng năm rất lớn: 6.800 – 7.000 tấn/ngày, trên 1,7 triệu tấn/năm), tỷ lệ gia tăng chất thải rắn đô thị liên tục tăng từ 8 - 10%/năm. Trong đó, chất thải rắn công nghiệp chiếm 1.200 – 1.500 tấn/ngày; chất thải nguy hại: 200-300 tấn/ngày… 10 – 25% khối lượng là các chất có khả năng tái chế như plastic, giấy, kim loại.
Ông Trần Quang Hùng Phó tổng thư ký Hiệp hội Điện tử Việt Namcho biết, phế thải điện tử rất độc. Các bo mạch, mối hàn trong ti vi, tủ lạnh, máy giặt, pin… thường có chứa rất nhiều chất độc như chì, thủy ngân… Đây là những chất độc có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, các kim loại nặng thường có trong linh kiện điện tử còn có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường miệng khiến cơ thể bị suy yếu hoặc ngộ độc.
Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Văn Ngọ, chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, mặc dù rác điện tử có những nguy hại tới môi trường và sức khỏe nhưng nên nhìn nhận đây như một nguồn tài nguyên. Thực tế cho thấy, ở các quốc gia phát triển, rác thải điện tử được tận dụng như một nguồn tài nguyên phong phú. Theo tính toán, rác điện tử có giá trị hơn cả quặng vàng. Mỗi tấn phế thải linh kiện chứa lượng vàng nhiều gấp 17 lần so với một tấn quặng vàng. Trong 41 chiếc điện thoại di động có một lượng vàng tương đương lượng vàng trong 1 tấn quặng vàng. Để khai thác kim loại từ quặng mỏ, phải đầu tư tốn kém và vất vả, trong khi đó người ta có thể khai thác kim loại quý hiếm ít vất vả tốn kém hơn nhiều từ thiết bị điện tử, máy móc gia dụng.
![]() |
Hằng năm có hàng tấn rác điện tử như tivi, đầu đĩa, máy tính được thải bỏ… rất lãng phí (ảnh Liên Cơ) |
Theo một báo cáo của LHQ, thông thường ở các nước nghèo, thiết bị vi tính, điện thoại di động hư hỏng đều bị vứt bỏ chứ không thu gom để tái chế. Riêng ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 4 tấn vàng, 28 tấn bạc và 6.000 tấn đồng trong máy tính và điện thoại di động hỏng bị vứt vào bãi rác.
Hình thành ngành công nghệ xử lý và tận thu tài nguyên rác điện tử
TS Nguyễn Thanh Tuyên cho biết, kinh nghiệm cho thấy ở các quốc gia phát triển, họ có riêng Luật tái chế, trong đó có những quy định cụ thể về tái chế các thiết bị điện, điện gia dụng. Các nước đó thường có văn bản, chỉ thị quy định trách nhiệm kéo dài đối với các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất phải thu gom các sản phẩm đã qua sử dụng của họ và giảm sử dụng các chất độc hại (chì, thủy ngân...) trong sản phẩm. Bên cạnh việc gắn trách nhiệm cho nhà sản xuất, sự vào cuộc của Nhà nước và nâng cao nhận thức của người dân là rất cần thiết.
Hiện nay, liên quan đến các văn bản pháp luật về vấn đề rác điện tử mới chỉ có Thông tư số 30/2011/TT-BCT quy định tạm thời về hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử và “Quy định về thu hồi, xử lý một số sản phẩm thải bỏ”, trong đó gồm một số loại sản phẩm điện tử như: ắc-quy, đèn pin, bóng đèn compact và huỳnh quang, máy vi tính, máy in… đang được Bộ TN - MT đã ra dự thảo, lấy ý kiến và chuẩn bị trình Thủ tướng ban hành.
Theo GS Nguyễn Văn Ngọ, cách tốt nhất trong tình hình Việt Nam để xử lý vấn đề rác điện tử đó là phải xác định rõ trách nhiệm của từng mắt xích trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm điện tử. Trước mắt, nên thí điểm thành lập một số doanh nghiệp thu gom, nơi tháo dỡ, nơi tái chế rác điện tử. Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện các văn bản pháp luật để xử lý rác thải điện tử đạt hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
-
Giảm thiểu rác thải nhựa để phát triển du lịch Xanh
-
Phú Yên: Thí điểm phân loại rác và xử lý rác sau phân loại
-
Đưa việc phân loại rác tại nguồn đi vào thực chất
-
Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
-
Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn
-
Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
-
Phát hiện hơn 42 tấn chất thải nguy hại từ xí nghiệp của bóng đèn Điện Quang
-
Chung tay kiểm soát rác thải nhựa ra biển
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Dưới sự chủ trì của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp, xét công nhận thêm 8 cây cổ thụ vùng ven thành phố Hà Nội đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam.
.jpg)