Tin môi trường và bạn đọc » Cầu nối
Cứu hộ Tê tê non về Vườn Quốc gia Cúc Phương
(18:48:21 PM 12/10/2014)Cá thể Tê tê được cứu hộ - Ảnh: ©SVW/CPCP
Cá thể Tê tê này cân nặng 900 gram, khoảng gần 1 năm tuổi, được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương tịch thu từ một hộ gia đình đang nuôi nhốt trái phép thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Hiện cá thể tê tê non đang được chăm sóc tại khu kiểm dịch Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê thuộc Trung tâm cứu hộ động thực vật hoang dã quý hiếm Vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Sau khi kết thúc giai đoạn kiểm dịch, động vật sẽ được theo dõi về sức khỏe và tập tính để đánh giá khả năng tái thả lại tự nhiên.
Anh Lê Tấn Hưng, Kiểm lâm viên Phòng pháp chế thanh tra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương cho biết: “Cá thể Tê tê được một hộ dân mua lại từ thợ săn trái phép tại một khu rừng thuộc tỉnh Bình Phước. Được biết Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê là một trung tâm cứu hộ các loài thú ăn thịt nhỏ và tê tê chuyên nghiêp, chúng tôi quyết định chuyển giao cá thể này cho chương trình với hy vọng cá thể tê tê trên sẽ được phục hồi sức khỏe và sớm được tái thả lại về rừng tự nhiên”.
Cán bộ cứu hộ SVW kiểm tra tình trạng sức khỏe cho cá thể tê tê -Ảnh: ©SVW/CPCP
Anh Lương Tất Hùng, cán bộ cứu hộ thuộc Chương trình Bảo tồn thú ăn thịt và tê tê nói: “Cách đây ít hôm vào ngày 5 tháng 10 năm 2014, chúng tôi cũng đã tiếp nhận 1 cá thể Tê tê từ Hạt kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Một tín hiệu đáng khích lệ trong công tác bảo tồn ở Việt Nam đó là lần đầu tiên sau 4 năm Tê tê tịch thu được chuyển giao đến Chương trình Thú ăn thịt và Tê tê để cứu hộ. Chúng tôi sẽ phối kếp hợp làm việc chặt chẽ hơn nữa với lực lượng kiểm lâm trong cả nước để ngày càng có nhiều động vật sau tịch thu được chuyển giao về các Trung tâm cứu hộ thay vì phải bán thanh lý” .
Là một “điểm nóng” trong công tác bảo tồn, nơi có sự tồn tại của nhiều loài động vật đặc hữu, quý hiếm, Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Tê tê Java (Manis javanica), loài quý hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng ở mức Nguy cấp (theo Sách đỏ Việt Nam), được ghi nhận là một trong những loài bị săn bắt và mua bán trái phép nhiều nhất trên thế giới vì mục đích lấy thịt và làm thuốc.
Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê, Vườn quốc gia Cúc Phương cùng với Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã (Save Vietnam’s Wildlife), hoạt động nhằm giữ gìn tương lai cho quần thể thú ăn thịt và tê tê hoang dã đang bị đe dọa tại Việt Nam. Đồng thời, giúp nâng cao hiểu biết về các loài động vật hoang dã quý hiếm, môi trường sống của chúng và khuyến khích người dân cùng tham gia bảo vệ nhóm loài này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
-
Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
-
Mời viết bài tham dự Hội thảo quốc tế về Đánh giá tác động môi trường lần thứ 8 tại Hàn Quốc
-
Câu lạc bộ Đạp xe Môi trường kết nối Cây Di sản kiện toàn tổ chức, triển khai nhiệm vụ năm 2025
-
Thêm 6 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
Cây đa hơn 300 tuổi tại thành phố Chí Linh được vinh danh là Cây di sản
-
Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
-
Bộ TN-MT yêu cầu Đồng Nai xử lý vi phạm ở các dự án lớn
-
Câu lạc bộ Doanh nghiệp Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổng kết hoạt động năm 2023 và đề ra phương hướng cho năm 2024;
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.

Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
.jpg)