Môi trường » Bảo vệ môi trường
Gia Lai: Phá rừng rồi tung ảnh lên Facebook 
(20:45:55 PM 16/04/2015)
Sáng 16-4, hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) Bùi Đức Việt cho biết Lộc khai nhận là người tung clip lên mạng. Còn ảnh một nhóm người đưa xe, cưa lốc vào rừng đốn gỗ mà Lộc tung lên mạng Lộc không rõ họ đến từ đâu.
Địa điểm quay clip được xác định nằm tại một vùng rừng ở xã Chư Răng (huyện Krông Pa, Gia Lai). Lộc khai với cơ quan điều tra trước đó Lộc có mua được một chiếc điện thoại cũ.
Trong điện thoại này chứa một loạt clip, hình ảnh phá rừng Lộc thấy vui nên post lên mạng “chém gió”.
“Chúng tôi đang truy tìm những đối tượng chở gỗ, tập kết có trong video clip để phục vụ điều tra xác minh. Những hình ảnh đó đúng là được quay tại địa bàn của chúng tôi quản lý” - ông Bùi Đức Việt nói.
Trước đó từ ngày 30-3, facebook của thành viên có tên Vũ Đình Lộc đã nhúng một clip có độ dài gần 6 phút lên một trang mạng quy tụ hàng chục ngàn thành viên. Người tung clip này ghi rõ địa điểm quay tại vùng rừng xã Chư Răng (huyện Krông Pa, Gia Lai).
Clip ghi lại cảnh hàng chục người mang theo cưa lốc, xe "độ, chế" chở gỗ từ rừng trở ra. Trên mỗi xe máy, hàng chục khúc gỗ vuông vức được cưa xẻ, xếp lên xe ngay ngắn.
Đoàn xe này dừng ở một khu vực rừng để nghỉ ngơi. Những người khai thác gỗ - cùng nhau đùa giỡn rồi cầm điện thoại ghi lại hình ảnh. Nhóm người này còn tự “phỏng vấn” nhau: “Quay lên để cho các đồng chí công an biết lâm tặc phá rừng thế này mà điều tra”. “Thế tôi hỏi các đồng chí kiểm lâm đang làm cái gì mà lâm tặc phá rừng như thế này?”.
Người cầm điện thoại quay clip “phỏng vấn” một “đồng nghiệp”: “Hôm nay đã đưa cho kiểm lâm bao nhiêu tiền mà chở gỗ như thế này?”. Người được phỏng vấn cười hớn hở: “Mỗi cục mười ngàn”.
Người quay clip nhẩm tính: “Vậy là chỗ này (gỗ trên xe độ chế) là ba triệu đồng. Được”. Người quay clip tự “dẫn hiện trường”: “phải quay cái clip này để mấy chú kiểm lâm về mà điều tra ngay cái nạn phá rừng này đi chứ còn…”.
Trong quá trình quay, có một người nói trong clip rằng số xe tại thời điểm quay lên tới 50 xe "độ chế", tất cả đều chở gỗ cẩm lai – thuộc nhóm gỗ quý hiếm.
Ngoài video clip, trên trang cá nhân của Vũ Đình Lộc còn viết status và để lại số điện thoại để ai có nhu cầu mua gỗ thì liên lạc với Lộc.
Lộc cũng nói rằng chính mình là người có trong các bức ảnh chụp đăng trên facebook. Lộc nhiều lần cùng những đối tượng khác vào rừng lấy gỗ, để có thể khai thác được gỗ thì phải “làm luật” mỗi tuần hai triệu đồng.
Loạt hình ảnh phá rừng được tung lên trang facebook của Vũ Đình Lộc:
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
-
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
-
Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
-
Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
-
Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
-
Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
-
Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
-
Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
.jpg)