Môi trường » Bảo vệ môi trường
Đắk Lắk: Nương rẫy tan tành vì lò than
(13:58:38 PM 15/01/2016)
Vườn cà phê của gia đình chị Vũ Thị Nên phải chặt bỏ vì cây không phát triển
Tháng 8-2013, sau khi xây dựng, 4 lò đốt than ở xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã gây cháy rụi 40 cây cà phê đang thời kỳ thu hoạch của gia đình chị Vũ Thị Nên (ngụ thôn 1, xã Ea Tiêu).
Nhận tin báo, chính quyền xã Ea Tiêu đến lập biên bản hiện trường, ghi nhận sự việc và đứng ra hòa giải. Gia đình chị Nên đồng ý nhận số tiền đền bù 3 triệu đồng với điều kiện chủ lò than phải khắc phục hệ thống ống khói để không ảnh hưởng đến cây trồng. Tuy nhiên, chủ lò chưa đền bù thì đến năm 2014, vườn chị Nên và vườn bà Nguyễn Thị Hoa (ngụ xã Cư Kuin) tiếp tục bị khói lửa của các lò than thiêu cháy nhiều diện tích cà phê.
Mặc người dân liên tục phản ánh, cuối năm 2014, các chủ lò tiếp tục xây dựng thêm 14 lò khác khiến diện tích cây trồng của ít nhất 28 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. “Trước khi có lò than, 6 sào cà phê của gia đình cho năng suất trung bình 2 tấn cà phê nhân/năm. Từ năm 2013 đến nay, phần bị lửa thiêu rụi, phần bụi khói bám vào không thể đậu quả nên năng suất chỉ khoảng 5 tạ/năm, thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Mới đây, gia đình phải chặt bỏ toàn bộ vì cà phê không phát triển được” - chị Nên nói.
Tương tự, ông Trần Văn Thi (ngụ xã Ea Tiêu) lo lắng vì toàn bộ nguồn sống của gia đình dựa vào gần 1 ha cà phê nhưng 2 năm qua rất ít trái. “Mới đây, gia đình phải chặt bỏ hơn 1/2 diện tích và bỏ hoang vì không cây gì sống nổi với khói bụi. Môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, khói bụi dày đặc nên mỗi lúc đi làm là không tài nào thở được” - ông Thi bức xúc.
Ông Trần Xuân Trường, cán bộ địa chính xã Ea Tiêu, cho biết 16 lò đốt than do ông Trần Phi Dũng làm chủ đại diện. Lúc đầu, chủ lò chỉ làm nhỏ lẻ nhưng sau đó mở rộng thêm quy mô nên xã hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết như giấy phép kinh doanh và cam kết bảo vệ môi trường. Ngày 6-4-2015, UBND huyện Cư Kuin ký xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho ông Dũng. Qua kiểm tra cho thấy các lò than này không thực hiện đúng đề án bảo vệ môi trường như không có hệ thống phun sương, ống khói hoạt động không hiệu quả… nên phạt hành chính 4 triệu đồng.
Trước tình hình này, ngày 12-11-2015, UBND huyện Cư Kuin quyết định chấm dứt hoạt động của 6 lò đốt than vì vi phạm khoảng cách đến rẫy cà phê của dân nhưng vẫn đồng ý cho ông Dũng duy trì hoạt động 10 lò còn lại. “Trong số 6 lò bị đình chỉ thì hiện có 3 lò vẫn hoạt động nhưng chủ lò luôn vắng mặt nên rất khó xử lý” - ông Trường phân trần.
Khó xử lý vì đã đầu tư nhiều tiền!
Theo ông Văn Tiến Sĩ, Phó Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cư Kuin, lý do huyện đồng ý thông qua đề án bảo vệ môi trường là vì lúc đó huyện chưa nhận được ý kiến hay đơn thư phản ánh của người dân. Còn theo ông Lê Phú Hanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Cư Kuin, khó xử lý vì họ đã đầu tư nhiều tiền vào xây dựng lò, giờ phá bỏ thì thiệt hại cho họ. Bên cạnh đó, phải xác định được nguyên nhân có phải là các lò đốt than gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng hay do xích mích giữa các hộ với chủ lò than rồi khiếu nại, khiếu kiện (!?).
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
-
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
-
Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
-
Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
-
Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
-
Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
-
Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
-
Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
Bài viết mới:
- Những cây đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được công nhận Cây Di sản Việt Nam (19/04/2025)
- Hai cây muỗm gắn với truyền thuyết Miếu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (17/04/2025)
- Cộng đồng dân cư phía Bắc Thủ đô long trọng tổ chức đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam (10/04/2025)
- Gần 150 cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (09/04/2025)
- Cây Găng néo đầu tiên được công nhận Cây di sản Việt Nam (08/04/2025)
- VACNE tiếp tục phát huy phương châm “Môi trường với Cộng đồng” (04/04/2025)
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
.jpg)