Môi trường » Bảo vệ môi trường
Bình Phước: Người dân thôn Tân Lực bức xúc vì môi trường bị ô nhiễm
(12:25:47 PM 07/07/2013)
Ông Nguyễn Hữu Thành chỉ vào suối Nhỏ, đoạn chảy qua thôn Tân Lực cho biết: Doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý ra suối này rồi chảy vào suối Rạt
Ông Võ Sỹ Bắc ở thôn Tân Lực có rẫy dọc hai bên suối Nhỏ và ở gần điểm xả thải của công ty này cho biết: Doanh nghiệp thường xả nước thải xuống suối thời điểm 5-6 giờ chiều và 1-2 giờ sáng. Mùa khô vừa rồi, nhiều hôm ra lô cạo mủ, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, tôi không chịu được, phải bỏ về chờ bớt mùi mới quay lại làm việc. Ông Lê Thiệt cũng có rẫy dọc hai bên suối ở thôn Tân Lực cho biết: Doanh nghiệp xả nước thải xuống suối, các chất độc được sử dụng để đánh đông mủ cao su theo dòng nước chảy khắp nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người và môi trường tự nhiên. Ở đây, người dân không chỉ bị ảnh hưởng về đường hô hấp mà chất thải ngấm vào đất còn ảnh hưởng trực tiếp đến mạch nước ngầm trong khu vực. Trước đây, người dân còn tận dụng những mảnh đất trống hai bên suối trồng rau cải thiện đời sống, nhưng đến nay đều phải bỏ vì tưới bằng nước suối, cây không phát triển được.
Ông Nguyễn Văn Luận, Trưởng thôn Tân Lực cho biết: Thôn hiện có khoảng 50 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Hoàng Diễm. Khi doanh nghiệp mới xây dựng cơ sở tại thôn 8, cử tri đã nhiều lần kiến nghị với đại biểu HĐND các cấp, nhưng sự việc vẫn chưa được khắc phục. Theo đại diện HĐND xã Bù Nho, doanh nghiệp nằm trên địa bàn xã Long Hưng, do vậy HĐND xã phải đề nghị HĐND huyện xem xét trả lời.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Trung, Chủ tịch UBND xã Long Hưng cho biết: Khi doanh nghiệp mới xây dựng, nhân dân ở thôn 8 đã có nhiều kiến nghị UBND xã, nhưng xã không có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động nên không có cơ sở xử ly. Ông Trung đề nghị các cấp có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp phải xây hồ chứa, có hệ thống xử lý nước thải, bảo đảm nước thải đưa ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép.
Thực tế cho thấy, chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, công ty Hoàng Diễm đã khai tử một dòng suối và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Bên cạnh những doanh nghiệp lớn như Hoàng Diễm, trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều cơ sở thu mua mủ cao su quy mô nhỏ. Chỉ riêng thôn Tân Lực đã có 4 cơ sở, nếu tính cả xã Bù Nho con số sẽ lên đến hàng chục, thậm chí cao hơn và hầu hết đều xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Mong ngành chức năng sớm vào cuộc, trả lại môi trường trong lành cho nhân dân thôn Tân Lực và hai xã Long Hưng, Bù Nho.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Thêm 8 cây cổ thụ ở ngoại thành Hà Nội lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
-
SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố
-
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
-
Chủ tịch tỉnh Bình Định chỉ đạo điều tra vụ chặt phá gần 6ha rừng tự nhiên
-
Tổ chức WWF đề xuất lộ trình giảm túi ni-lông trong siêu thị, trung tâm thương mại tại Đà Nẵng, Phú Yên
-
Đà Nẵng đề xuất chuyển 43,79 ha rừng trồng để Sun Group làm dự án khu biệt thự sinh thái
-
Vi phạm khai thác khoáng sản, Công ty TNHH Phú Điền bị phạt 238 triệu đồng
-
Phát động Chương trình "Rừng Xanh Lên" năm 2024 phục hồi 25 ha rừng nối giữa Hòa Bình và Sơn La.
-
Lâm Đồng yêu cầu điều tra vụ đầu độc thông trên đất rừng giao cho Công ty Cổ phần Hà Phong quản lý.
Bài viết mới:
- Sáu cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam (04/04/2025)
- Hoạt động bảo tồn Cây Di sản trở thành phong trào của cộng đồng nhờ sự hưởng ứng của người dân (20/03/2025)
- Hai cụ hoa Đại 1.000 năm tuổi báu vật xã Dân Quyền, huyện Tam Nông, Phú Thọ là Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE tiếp tục đóng góp công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội (20/03/2025)
- Thêm 4 cây cổ thụ của Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/03/2025)
- VACNE cùng cộng đồng sôi nổi chuẩn bị kỷ niệm 15 Năm sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Tâm sự của GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh nhân 15 năm Sự kiện Bảo tồn Cây Di sản Việt Nam (12/03/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được vinh danh cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây cổ thụ kỳ lạ vùng chân núi Tam Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)
- Cây Rỏi mật đầu tiên ở nước ta được công nhận Cây Di sản Việt Nam (25/02/2025)

Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
(Tin Môi Trường) - Thành phố Đồng Xoài treo thưởng tiền cho người nào tìm, cung cấp thông tin xác định thủ phạm gây ra mùi hôi thời gian qua.

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
.jpg)
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
.jpg)